Mụn sẩn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn sẩn

mun-san-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-mun-san

Mụn trứng cá là một tình trạng da rất phổ biến và bất kể ai cũng có thể gặp. Trong đó, mụn sẩn là tình trạng mụn trứng cá thể nhẹ, thường có màu đỏ trên da và không có nhân mụn vàng hoặc trắng.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu mụn sẩn là gì, cách trị mụn sẩn cũng như biện pháp phòng ngừa để giúp bạn luôn sở hữu làn da mịn màng và khỏe đẹp!

Contents

Phân biệt các loại mụn

Có rất nhiều loại mụn khác nhau. Xác định được từng loại mụn cụ thể sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị mụn phù hợp.

Mụn trứng cá phát triển khi lỗ chân lông trên da (nang lông) bị tắc do dầu thừa và các tế bào da chết. Đồng thời, vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) ăn lượng dầu thừa này và sinh sôi ngày một nhiều. Ở giai đoạn này, lỗ chân lông bị tắc có thể phát triển thành một trong hai loại mụn sau:

Mụn sẩn là gì?

Mụn sẩn (hay còn gọi là mụn sần) là một vùng mô da nhô lên có kích thước nhỏ hơn 1cm, thường xuất hiện với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Các nốt mụn sần cho thấy da bạn đang bị tổn thương qua việc thay đổi về màu sắc hoặc cấu trúc da. Khi vách nang lông bị vỡ sẽ gây ra mụn sẩn khiến mụn sưng đỏ, gây đau và nóng. Mụn sẩn chính là dấu hiệu nhận biết ban đầu của mụn viêm và dần sẽ chuyển sang mụn mủ sau vài ngày. Đôi khi, các nốt mụn sần tập trung lại với nhau tạo thành chứng phát ban trên da.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn sẩn không nghiêm trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mụn sẩn chẳng hạn như mụn cơm, thì bạn có thể trị mụn sẩn bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu các nốt sần xuất hiện ngay sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức để được điều trị nhanh chóng.

Dấu hiệu nhận biết mụn sẩn

Theo định nghĩa, mụn sẩn có kích thước nhỏ, thường nhỏ hơn 1 cm, hình vòm và phẳng ở mặt trên, hoặc thậm chí có thể bị lõm.

Nguyên nhân bị mụn sẩn

Các vấn đề bệnh lý

Bạn có thể bị mụn sẩn do những nguyên nhân sau:

  • Viêm da tiếp xúc gây ra khi da bị ma sát và tạo ra phản ứng kích ứng hoặc dị ứng cho da
  • Mụn cóc là những vết sưng trên da do virus HPV gây ra
  • Dày sừng tiết bã là tình trạng da sần sùi, giống như mụn cơm
  • Dày sừng ánh sáng (hay còn gọi là Actinic Keratosis)
  • U mạch anh đào (Cherry Angioma) xuất hiện các nốt ruồi đỏ do tập hợp các mạch máu nhỏ phát triển
  • U mềm lây là bệnh ngoài da do virus Molluscum contagiosum
  • Dày sừng pilaris có biểu hiện các mảng “da gà” thô ráp thường phát triển
  • Bệnh chàm hay còn được gọi là viêm da dị ứng

Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn

  • Phản ứng phụ khi sử dụng thuốc
  • Bệnh Lichen planus là một bệnh ngoài da không lây, thường xuất hiện ở cổ tay và có đặc điểm là các nốt sần màu tím đỏ
  • Bệnh vẩy nến có biểu hiện da đỏ và dày, thường bị bong tróc thành từng mảng.
  • Bệnh zona hoặc bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, thường đem đến cảm giác phát ban đau đớn
  • Bệnh phong thường làm trên da xuất hiện các vết loét, gây yếu cơ và tổn thương thần kinh
  • Do Acrodermatitis – một bệnh lý da ở trẻ em có liên quan đến các bệnh như viêm gan B
  • Do côn trùng cắn.

Thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân chính gây mụn sẩn và mụn trứng cá nói chung có thể là do:

  • Vi khuẩn
  • Tình trạng sản xuất dầu thừa quá mức
  • Hoạt động dư thừa của nội tiết tố androgen (kích thích tố sinh dục nam)
  • Căng thẳng kéo dài
  • Không ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày.
  • Ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 cách trị mụn ẩn dưới da triệt để

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn hãy nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để được theo dõi tình trạng mụn sẩn nếu:

  • Gần đây bạn đã bắt đầu sử dụng một số loại thuốc và sau đó trên da nổi các nốt mụn sẩn
  • Bạn bị các nốt mụn sẩn là do bọ cắn vì một số loài bọ chẳng hạn như bọ ve, có thể khiến bạn mắc bệnh Lyme. Cụ thể, bệnh Lyme thường gây ra một số các vấn đề như phát ban, viêm não…
  • Nếu nguyên nhân mụn sẩn của bạn là do bọ cắn, mà tình trạng lại không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà.

Cách trị mụn sẩn hiệu quả, an toàn

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên bắt đầu điều trị mụn sẩn bằng các loại thuốc bôi da không kê đơn, như benzoyl peroxide 2.5-5% hoặc axit salicylic 2%. Nếu những cách này không hiệu quả sau một vài tuần, bạn nên gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hơn.

Các loại thuốc bôi ngoài da

Đối với mụn trứng cá dạng viêm, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc bôi ngoài da như dapsone (Aczone). Một số các loại thuốc khác có thể được bác sĩ khuyến nghị:

  • Retinoid. Retinoids thế hệ 2 bao gồm adapalene (Differin), tretinoin (Retin-A) và tazarotene (Tazorac).
  • Thuốc kháng sinh. Bôi thuốc kháng sinh ngoài da có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn dư thừa trên da và làm giảm mẩn đỏ. Cách điều trị mụn sẩn này thường được sử dụng chung với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như erythromycin với benzoyl peroxide (Benzamycin) hoặc clindamycin với benzoyl peroxide (BenzaClin). Đôi khi thuốc kháng sinh có thể được sử dụng với retinoids.

Các loại thuốc uống

Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn, bác sĩ da liễu có thể đề nghị một số các loại thuốc uống, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng sinh. Bạn có thể được bác sĩ kê toa thuốc macrolide như azithromycin hoặc erythromycin, hoặc tetracycline như doxycycline hoặc minocycline.
  • Thuốc tránh thai (dành cho phụ nữ). Sự kết hợp giữa estrogen và progestin có thể giúp trị mụn sẩn, chẳng hạn như thuốc Ortho Tri-Cyclen, Yaz.
  • Các loại thuốc chống androgen (dành cho phụ nữ). Ví dụ, spironolactone (Aldactone) có thể ngăn chặn tác động của nội tiết tố androgen lên các tuyến dầu.

Trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp trị mụn sẩn nào như trên, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để tránh làm tình trạng mụn sẩn trở nên nghiêm trọng.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn trứng cá đỏ và những điều bạn cần biết

Những lưu ý khi trị mụn sẩn

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể điều trị mụn sẩn tại nhà một cách hiệu quả như sau:

  • Không chà xát da trong quá trình làm sạch da mặt.
  • Tránh sử dụng nước nóng, mà chỉ nên dùng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ khi làm sạch vùng da bị mụn.
  • Không trang điểm hoặc thoa kem dưỡng chứa mùi hương lên vùng da mụn.
  • Ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm trang điểm hoặc kem dưỡng da để xác định xem đây có phải là nguyên nhân gây ra mụn sẩn hay không
  • Không bịt kín, hoặc làm bí bách vùng da bị mụn
  • Không được tự ý nặn, lấy nhân mụn.

Nếu bệnh chàm là nguyên nhân gây ra các nốt mụn sẩn, bạn có thể tìm mua các sản phẩm sữa tắm làm từ bột yến mạch giúp làm dịu da. Bên cạnh đó, bạn nên dưỡng ẩm 2 lần/ ngày với các chất làm mềm da (emollient urea 5-10%), chẳng hạn như lotion, kem dưỡng hoặc thuốc mỡ. Trong đó, thoa kem dưỡng chứa steroid là phương pháp điều trị bệnh chàm phổ biến nhất thường được bác sĩ kê đơn.

Cách biện pháp ngăn ngừa mụn sẩn

Nổi các nốt mụn sẩn là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu biết cách ngăn ngừa thì bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

  • Tiêm vắc xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu – vốn là một trong những nguyên nhân gây ra mụn sẩn.
  • Bổ sung probiotic trong quá trình mang thai và tiếp tục duy trì trong 6 tháng đầu đời của trẻ sẽ giúp bạn ngăn ngừa viêm da dị ứng.
  • Giữ da sạch và khô thoáng có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm nấm Candida.

Thay đổi thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, nhất là bổ sung nhiều chất xơ là cách giúp bạn “tránh xa” các nốt mụn sẩn để sớm sở hữu gương mặt láng mịn, đầy tự tin. Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối không được tự ý nặn mụn sẩn, vì nếu nặn không đúng cách da có thể bị viêm nhiễm và mụn sẩn sẽ chuyển sang tình trạng mụn nghiêm trọng hơn đó chính là mụn mủ.

Các bài viết của Hằng Ngố Store chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *